Sử dụng UTM có lẽ không còn là gì xa lạ với các Marketer khi theo dõi chuyển đổi, đo lường hiệu quả các chiến dịch Marketing. Với các sử dụng đơn giản nhưng lại mang hiệu quả cao, UTM đã trở thành trợ thủ đắc lực đặc biệt trong các chiến dịch quảng cáo
Mục Lục
UTM là gì?
UTM là viết tắt của Urchin Tracking Module, đây là một đoạn code mà chúng ta có thể bổ sung cho các URL để theo dõi, đo lường các URL đó. UTM sẽ cho chúng ta biết chính xác các nguồn truy cập qua URL bắt nguồn từ các kênh nào, thậm chí là từ nội dung quảng cáo nào, chiến dịch nào,…miễn là chúng ta khai báo đầy đủ.
Ví dụ như mình có 1 website là abc.com, website của mình được quảng bá ở rất nhiều kênh từ Facebook, Google, Youtube,… trên mỗi nền tảng mình lại chạy rất nhiều chiến dịch khác nhau. Khi thống kê traffic về trang web abc.com, mình muốn biết traffic đó đến từ nguồn nào. Việc này UTM sẽ giúp rất đơn giản, mình chỉ cần chèn thêm mã UTM vào sau trang web abc.com (dạng abc.com[mã UTM]), sau đó sử dụng các tích hợp theo dõi để xem thống kê.
Hiện nay hầu hết các công cụ theo dõi đo lường như Google Analytics, Hotjar, Kiss Metrics, …. và các nền tảng thiết kê landing page như Ladipage.vn cũng đều chấp nhận UTM để theo dõi nguồn traffic.
Các yếu tố cấu thành UTM
Trong một đoạn code UTM, có 5 thành tố chính chúng ta có thể khai báo,bao gồm:
- utm_source: thành tố này sẽ nhập nguồn, nền tảng, kênh,… mà từ đó traffic chuyển tới. Ví dụ khai báo utm_source=facebook tức là những người dùng truy cập trang web qua link đã được gắn UTM đến từ nền tảng Facebook
- utm_medium: thành tố khai báo loại hình, cách thức, loại chiến dịch mà người dùng truy cập qua link đã khai báo, ví dụ như utm_medium=cpc chỉ khách hàng truy cập qua hình thức quảng cáo cost per click, utm_medium=banner chỉ khách truy cập qua banner
- utm_campaign: chỉ tên chiến dịch mà bạn đã sử dụng để thu hút traffic vào link khai báo, ví dụ bạn chạy chiến dịch khuyến mãi tháng 5 có thể tùy chỉnh utm_campaign=khuyen_mai_thang_5. Như vậy bạn sẽ biết được có bao nhiêu lượt truy cập từ chiến dịch của mình
- utm_content: tên của content bạn sử dụng, dùng để phân biệt và đánh giá xem nội dung nào mang lại chuyển đổi cao nhất
- utm_term: thành tố khai báo từ khóa, thường chỉ sử dụng khi triển khai quảng cáo Google Ads, qua thành tố này chúng ta sẽ xem xét và đánh giá xem từ khóa nào đang chạy có chuyển đổi cao nhất hoặc hiệu quả nhất.
Lưu ý: trong 5 thành tố trên thì 3 thành tố “utm_source”, “utm_medium” và “utm_campaign” là những thành tố bắt buộc khi khai báo trên utm code. Thứ tự các thành tố cũng phải được nhất quán theo thứ tự như ở trên, tức là khai báo “utm_soure” trước, rồi đến “utm_medium”,….
Ví dụ về một link khai báo UTM Code
Khi khai báo 1 link UTM, chúng ta thường dùng cú pháp: [link trang web]?utm_”thành tố”=”ký tự kiểm tra”
Ví dụ, trang web của mình là https://taptanhmarketing.com/ , mình chạy 1 chiến dịch dồn traffic vào website bằng quảng cáo Facebook Ads, chạy click về web và chạy trên 1 chiến dịch mình tạm đặt tên là “chiến dịch thu hút fan”. Như vậy, các link mình muốn tracking đó là
- utm_source=Fb
- utm_medium=cpc
- utm_campaign=chien_dich_thu_hut_fan
Link UTM của mình sẽ có dạng: https://taptanhmarketing.com/?utm_source=Fb?utm_medium=cpc?utm_campaign=chien_dich_thu_hut_fan
Công cụ tạo link UTM nhanh
Nếu bạn có quá nhiều link cần theo dõi, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 công cụ sau đây để tạo và quản lý link nhanh. Rất đơn giản bạn chỉ cần khai báo thông số bạn muốn và để hệ thống tự động tạo link cho bạn.
Cách 1: Tạo trên bảng tính Google Sheet đã cài lệnh sẵn
Bạn tải bảng tính ở đây và cứ thế mà làm thôi: link tải
Cách 2: Dùng Campaign Url Builder
Đây là trang web công cụ tạo link của Google, bạn chỉ cần vào trang web này, tại đây, sau đó điền link theo hướng dẫn là ngon ngay.
Bạn hãy tự mình khám phá và ứng dụng nó trong công việc của mình nhé. Chúc bạn thành công!