Lộ Trình Giúp Bạn Nghỉ Hưu Sớm

Share This Post

[alert-announce] Bài viết này được dịch và tham khảo từ bài viết gốc của tác giả Steve Adcock – 1 người đã đạt tự do tài chính và nghỉ hưu ở tuổi 35. Anh thường xuyên chia sẻ các kiến thức về tài chính trên Blog của mình. Lưu ý, đây chỉ là 1 quan điểm riêng không phải đúng cho tất cả [/alert-announce]

Trước khi vào bài viết bạn nên hiểu rõ khái niệm Financial Independence

In general, reaching financial independence means you have enough income to pay for your living expenses for the rest of your life without having to work. … But the idea is they don’t ever have to work again to pay their bills and afford the lifestyle they desire.

Tóm lại, Financial independence (sự độc lập tài chính hay nghỉ hưu sớm) chính là việc bạn có đủ tiền để trang trải cho cuộc sống của mình đến cuối đời mà không phải đi làm. Mỗi người dĩ nhiên sẽ có mức độ độc lập tài chính khác nhau, thời gian dài ngắn khác nhau (như Steve Adcock đạt được điều này vào năm 35 tuổi

Thành Rome không thể xây trong 1 ngày. Sự giàu có cũng như vậy. Sẽ mất hàng năm trời để bạn tích lũy đủ của cải cho sự độc lập tài chính. Dưới đây là lộ trình xây dựng tài chính bạn có thể tham khảo.

Timeline này có thể sẽ khác một số người (vì đó là lộ trình riêng của tác giả). Nhưng nó sẽ chỉ ra những key chính để xây dựng tích lũy tài sản trong suốt cuộc đời. Hãy bắt đầu nhé!

Giai đoạn 1: Kiếm Thu Nhập từ công việc chính của bạn và các công việc phụ

Trừ khi bạn là người may mắn hoặc được thừa kế khối tàn sản khổng lồ. Nếu bạn không làm việc kiếm tiền thì bạn dĩ nhiên sẽ chả xây dựng được giàu có cho mình. Năng nhặt chặt bị, bạn càng làm việc kiếm nhiều thu nhập, bạn càng tích lũy được nhiều tài sản và tiềm năng phát triển tài chính của bạn càng gia tăng.

Nên nhớ rằng, bạn không cần thiết phải có những công việc với mức lương khổng lồ mới mong có thể nghỉ hưu sớm, mặc dù rõ ràng nếu mức lương của bạn không cao, sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt được nó. Chả sao cả, nên nhớ việc tích lũy để độc lập tài chính là một 1 quá trình, chứ không phải là 1 cuộc đua. Bạn không cần phải chạy đua với ai để đạt danh hiệu nghỉ hưu sớm nhất cả.

Giai đoạn 2: Chuẩn bị quỹ dự phòng đủ 6 tháng (hoặc hơn)

Bạn cần xây dựng quỹ dự phòng tài chính của mình trước khi bạn quyết định đầu tư vào các hoạt động khác, và dĩ nhiên cũng cần xây dựng quỹ này trước khi bạn quyết định chi tiêu mua sắm những thứ không cần thiết. Một quỹ dự phòng tài chính trong 6 tháng sẽ giúp bạn dự trù đủ tiền khi có các công việc cấp bách xảy ra: ví dụ như mất việc hoặc có những sự kiện quan trọng cần thanh khoản gấp.

Nếu hiện tại bạn vẫn chưa có quỹ dự phòng tài chính, hãy bắt đầu xây dựng nó ngay từ bây giờ. Nhỏ thôi cũng được nhưng hãy làm dần dần. Điều quan trọng là bạn phải bắt đầu làm NGAY BÂY GIỜ.

Giai đoạn 3: Bắt đầu đầu tư vào các tài sản tiềm năng

Đầu tư là hoạt động không thể thiếu nếu bạn muốn được độc lập tài chính. Dĩ nhiên sẽ luôn có rủi ro khi đầu tư trong bất kỳ hạng mục nào. Hãy phát triển các hạng mục đầu tư mang tính dài hạn, trang bị kiến thức, kỹ năng.

Giai đoạn 4: Tự động tiết kiệm và đầu tư nhiều nhất có thể

Hãy biến việc tiết kiệm – đầu tư trở thành kỷ luật trong cuộc sống của bạn. Tự động chuyển tiền cho các hoạt động này hàng ngày. Việc này sẽ rất tốt khi bạn xây dựng quỹ dự phòng tài chính. Tích tiểu thành đại, chỉ cần vài thao tác trên ứng dụng ngân hàng hàng ngày để làm việc này.

Nếu công ty của bạn cung cấp 401 (k) – quỹ hưu trí tư nhân hoặc IRA – tài khoản hưu trí cá nhân. Hệ thống trả lương sẽ tự động tích lũy hàng tháng vào các tài khoản hưu trí cho bạn.

Giai đoạn 5: Kiểm soát việc chi tiêu của bản thân

Thành thật với chính bản thân và kiểm tra lại bạn đang chi tiêu thế nào, có phung phí không. Kiểm tra kỹ số dư ngân hàng và thẻ tín dụng cũng như hiểu rõ toàn bộ các khoản đã chi dùng.

Chúng ta có xu hướng gia tăng tiêu dùng song song với việc khi thu nhập tăng lên (đa số là tiêu dùng nhiều hơn). Qúa trình này gọi là Lifestyle creep (lạm phát lối sống). Nếu chúng ta cứ sa đà vào việc tiêu dùng như vậy, tài sản sẽ vơi đi rất nhanh.

Dĩ nhiên điều này không phải để phán xét những người có lối sống như vậy. Tuy nhiên để đạt được sự độc lập tài chính, hãy cẩn trọng với những khoản chi tiêu không cần thiết nhé.

Giai đoạn 6: Độc lập tài chính

Okay! Bạn đã đạt độc lập tài chính sau nhiều năm phấn đấu. Nhưng bạn đừng vì vậy mà mất cảnh giác và lao vào tiêu xài. Bạn sẽ bị đánh bật khỏi sự tự do đó nếu bạn cho phép mình chi tiêu phung phí vào những thứ đắt đỏ mà mình không cần đến.

Vậy làm sao để bạn biết rằng mình đã đạt độc lập tài chính?

Bạn có thể nghiên cứu về quy luật 4% khi muốn kiểm tra xem liệu mình có đạt độc lập tài chính hay chưa. Dĩ nhiên nó chỉ mang tính tham khảo nhưng quy luật này được đánh giá rất cao. Dĩ nhiên chả có gì là hoàn hảo 100% cả nhưng hãy cân nhắc điều luật này nhé.

 

 

Cập nhật các bài viết mới nhất

để lại thông tin để xem các bài mới nhất về marketing, kinh doanh

Các bài viết nổi bật